1. Sự chính xác:
Nói tới CAD/CAM là nói tới máy tính, mà nói tới máy tính là nói về sự chính xác.
+ Sự chính xác nằm ngay từ khâu lấy dấu. Hẳn bạn cũng biết, với một dấu kỹ thuật số nằm trong máy tính như thế, thì những thông tin, hình thể của nó sẽ không bị méo mó, mất sự chính xác do những tác động bên ngoài, chẳng hạn như sự mất chính xác qua quá trình làm mẫu sáp. Và rất nhiều những tác động khác nữa có thể làm mất đi sự chính xác của một dấu “cơ học” trước đây.
+ Sự chính xác nằm trong khâu thiết kế: đường viền sẽ khít sát hơn, những vùng lẹm được xử lý, và với phần mềm sử dụng trong CAD/CAM thì việc chỉnh sửa chocái “mẫu sáp kĩ thuật số”này cũng trở nên đơn giản hơn…
+ Sự chính xác nằm ở khâu biến một phục hình ảo thành một phục hình thật. Với sự trợ giúp của máy tính, những sai sót trong công đoạn đúc sứ từ một mẫu sáp làm bằng tay sẽ được giảm thiểu.
Chính từ sự chính xác hơn này của kỹ thuật CAD/CAM đã dẫn tới nhiều thuận lợi khác: sự khít sát giữa phục hình và cùi răng làm giảm đi khả năng sâu răng, giảm khả năng di chuyển răng, giảm sự đọng thức ăn, gây tụt nướu mất thẩm mỹ, từ đó, tăng tuổi thọ của phục hình. Các nha sỹ thường hay bắt gặp những phục hình bị hỏng hóc, những cùi răng bị hư hỏng do sâu răng,… với sự chính xác của CAD/CAM thì những tỷ lệ này sẽ được giảm bớt, và qua đó, bệnh nhân cũng sẽ ít tốn kém hơn về thời gian và tiền bạc cho việc làm lại hay sửa chữa phục hình. Thời gian ngồi trên ghế của bệnh nhân cũng như thời gian làm việc tại ghế của nha sỹ cũng được ngắn hơn, số lần hẹn sẽ giảm bớt.
2. Vấn đề vật liệu:
Nhìn lại quá khứ, khi mà CAD/CAM còn nằm trong sự thử nghiệm, các nhà khoa học của CPRL (ceramics processing research laboratory), thay vì bắt đầu từ phác thảo đến làm một phục hình bằng sứ, đã tập trung cho việc nghiên cứu phát triển vật liệu được dùng với CAD/CAM. Các nhà khoa học ở CPRL đã tin rằng cách tốt nhất để cải thiện đặc tính của sứ là thay đổi cách chế biến sứ, họ giữ nguyên công thức, và thay đổi cách chế biến. Và kết quả đã thật sự ấn tượng, họ đã không những làm cho sứ bền hơn, mà còn thay đổi cả tính chất quang học của sứ, làm cho sứ thẩm mỹ hơn, giống với tự nhiên hơn.
Trước đây, thật khó khăn khi muốn đạt được một phục hình bền chắc mà không dùng đến kim loại. Nhưng vật liệu sứ ngày nay đãkhông những đáp ứng tốt yêu cầu về sự bền chắc này mà còn có tính thẩm mỹ cao.
Kỹ thuật CAD/CAM đòi hỏi những vật liệu khác hơn so với những phương cách sản xuất truyền thồng. CAD/CAM đã dẫn tới sự ra đời của sứ thế hệ mới. Sự gắn kết với loại vật liệu mới này làm CAD/CAM là một giải pháp thẩm mỹ. Trước đây, dường như có một quy luật là tính thẩm mỹ phải được trả giá bằng sự kém bền hơn. Nhưng với sự kết hợp của CAD/CAM và sứ thế hệ mới thì điều đó không còn là quy luật nữa